Nét văn hóa đẹp của chợ Đầu, chợ Cời (Hưng Yên)

    Trong nhịp sống hiện đại hối hả, nhiều trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng tiện dụng mọc lên san sát nhưng ở một số địa phương trên địa bàn tỉnh, người dân vẫn bền bỉ gìn giữ nét đẹp văn hóa của những phiên chợ quê truyền thống.

    Bởi với họ, chợ phiên không đơn thuần để giao thương, trao đổi hàng hóa mà còn là thưởng thức những dư vị truyền thống được kết tinh từ hồn quê, hồn đất.

    “Chợ Đầu một tháng sáu phiên/Ai ơi nên nhớ chớ quên chợ Đầu”, phiên chợ Đầu trở thành nét sinh hoạt văn hóa không thể thiếu trong đời sống của mỗi người dân xã Trung Nghĩa (thành phố Hưng Yên). Chẳng ai nhớ chính xác chợ Đầu có từ bao giờ, chỉ biết cứ mỗi dịp chợ phiên là người mua, kể bán lại tập trung đông đúc. Bên sàng bánh cuốn thơm nồng, ngùn ngụt khói và cảnh tấp nập của phiên chợ Đầu, chúng tôi được cụ Trần Thị Tẹo kể về văn hóa chợ phiên của người dân nơi đây.

    Chợ quê - nơi gắn kết cộng đồng

    Chợ quê - nơi gắn kết cộng đồng

    Trên 80 tuổi đời và hơn 60 “tuổi nghề” buôn bán tại chợ nên cụ Tẹo coi chợ Đầu là một phần quen thuộc trong cuộc sống. Cụ Tẹo chia sẻ: “Chợ phiên bây giờ không khác chợ ngày xưa là mấy, chợ vẫn họp theo từng phiên như trước. Khi đến phiên chợ, mọi người đều háo hức để được đến đây gặp gỡ, mua hàng. Đặc biệt là các phiên chợ tết, cả làng từ già, trẻ, lớn, bé đều nô nức đi chơi chợ. Nhiều người không có nhu cầu mua, bán gì nhưng cũng đến phiên chợ để xem hàng hóa, có người đến để gặp bạn bè, tìm lại ký ước tuổi thơ”.

    Chợ Đầu vào những ngày chợ phiên là cả một thế giới đồng quê dân dã. Chẳng phải đi đâu xa, cứ đến chợ Đầu là có thể mua được đủ thứ nhu yếu phẩm. Những chú gà con lông vàng ươm, nhỏ bằng nắm tay kêu  liếp nhiếp chen chúc trong các lồng tre quây, những con ngỗng vươn cổ cao kêu quang quác, những con mèo đủ loại, những chú chó con lũn cũn, ngoe nguẩy đuôi bên cạnh người bán…

    Một góc chợ Cời (Phú Cường) ngày phiên

    Một góc chợ Cời (Phú Cường) ngày phiên

    Chợ Đầu còn có một khu vực khác gieo yêu mến, nhớ thương cho những người nặng lòng với thôn quê, với văn hóa dân gian, đó là khu bán những chiếc bu gà, rổ rá, nong, nia, giần, sàng làm bằng tre, giá cao nhất cũng chỉ vài chục nghìn đồng/chiếc. Nhìn những đồ đan lát này khiến người ta hoài niệm về một thuở ấu thơ được sống dưới lũy tre làng bình yên.

    Không chỉ bán cây, con giống, nông sản của người dân địa phương mà chợ Đầu còn lưu luyến mọi người bởi những gánh quà quê. Đó là những chiếc bánh tẻ dẻo, dai, chiếc bánh rán giòn tan hay nhâm nhi thưởng thức vị ngọt bùi của miếng bánh đúc lạc, vị ngọt của củ khoai lang… Chợ Đầu vào những ngày phiên, hết góc này đến góc khác, góc nào cũng vui, cũng chộn rộn tiếng cười của người mua, kẻ bán. Đến chợ phiên, người mua không gặp cảnh mời chào, chèo kéo mua hàng mà chỉ thấy những gương mặt thuần phác trong bộ áo quần nông dân. Nếu ai đã từng được một lần ghé thăm chợ Đầu vào những ngày chợ phiên chắc hẳn sẽ không quên được dư vị của một phiên chợ quê đậm chất đồng bằng Bắc bộ.

    “Anh về hái đậu trẩy cà/Để em đi chợ kẻo mà lỡ phiên/ Chợ lỡ phiên tốn công thiệt của/ Miệng tiếng người cười rỡ sao nên/ Lấy chồng phải gánh giang sơn/ Chợ phiên còn lỡ, giang sơn còn gì”... vừa nhâm nhi tách trà nóng ở quán nước chè đầu chợ, cụ Nguyễn Văn Khoa, xã Phú Cường (thành phố Hưng Yên) vừa ngâm nga mấy câu thơ về chợ Cời của quê mình. 

    Hàng chục xe chuyên dụng hối hả đưa 3.000 công nhân đi cách ly ngay trong đêm

    Theo lời kể của cụ Khoa, trải qua bao nhiêu biến thiên dâu bể, song chợ Cời vẫn còn giữ được nét văn hóa vốn có của nó và duy trì hình thức sinh hoạt chợ phiên cho đến tận bây giờ. Chợ Cời mở 9 phiên trong 1 tháng. Ở phiên chợ có đủ các mặt hàng, thường là rau quả trong vườn nhà có được hay con gà, con vịt nhà nuôi, chỗ thì bán nông cụ, chỗ thì bán những món quà vặt như xôi, chè, ngô nướng hay mấy món bánh quê giản dị vừa túi tiền, ai thấy ưng thì mua về làm quà. Cả phiên chợ toát lên sự giản dị, dân dã của một miền quê.

    Chợ phiên đông cũng chỉ chừng vài trăm người, không khí thân mật, hiền hòa bởi đa phần là người quen trong làng, trong xã, hay bạn bè rủ nhau ra vui chơi. Hình như ai cũng thích đi chợ, không mua gì thì đi ngắm, đi chơi. Phiên chợ giản đơn ấy cứ như một nét văn hóa không thể thiếu trong đời sống của người dân vùng đất bãi. Đặc biệt là đối với những người con xa xứ, họ về quê, đi phiên chợ quê để tìm lại những ký ức, những kỷ niệm một thời.

    Điều này ở các trung tâm mua sắm và các siêu thị hiện đại khó mà có được. Anh  Nguyễn Mạnh Đức, xã Phú Cường cho biết: “Tôi xa quê đã gần 30 năm nay nhưng mỗi dịp về quê, tôi đều chờ đợi đến ngày chợ phiên. Đến chợ, đều được gặp gỡ, trò chuyện cùng bà con hàng xóm và tìm lại những kỷ niệm tuổi thơ êm đềm”.
     
    Không chỉ có chợ Đầu hay chợ Cời mà ở nhiều làng quê trên địa bàn tỉnh, phiên chợ quê vẫn là một phần không thể thiếu trong sinh hoạt văn hóa của người dân quê. Với những hình ảnh mộc mạc, gần gũi, thân quen, chợ quê là nơi lưu giữ nét đẹp văn hóa mang đặc trưng của từng vùng. Dù còn mang nặng tính tự cung, tự cấp nhưng chợ quê không vì thế mà đơn điệu, lạc lõng với thế giới bên ngoài. 

    create

    Vũ Huế / baohungyen.vn

    Short URL: http://ag24h.com/viewID/187603

    Cửa hàng “Áo dài 0 đồng” ở Đồng Tháp rộn ràng trước thềm 20-10

    Cửa hàng “Áo dài 0 đồng” ở Đồng Tháp rộn ràng trước thềm 20-10

    timer15/10/2022

    Hơn 700 bộ áo dài từ cửa hàng “Áo dài 0 đồng” ở TP Cao Lãnh, Đồng Tháp đã đến với các chị em phụ nữ khó khăn như một món quà ý nghĩa gửi đến chị em nhân Ngày Phụ nữ Việt Nam (20-10).

    Ngôi nhà Bá Kiến giá hơn 700 triệu đồng gây xôn xao mạng xã hội

    Ngôi nhà Bá Kiến giá hơn 700 triệu đồng gây xôn xao mạng xã hội

    timer02/06/2020

    Trải qua nhiều niên đại, đi cùng thăng trầm của lịch sử dân tộc, ngôi nhà hơn 100 năm tuổi của Bá Kiến ở làng Vũ Đại vẫn tồn tại và là điểm tham quan nổi tiếng.

    Cần Thơ: Ghé thăm ngôi nhà cổ hơn 100 tuổi được tái hiện trong nhiều bộ phim nổi tiếng

    Cần Thơ: Ghé thăm ngôi nhà cổ hơn 100 tuổi được tái hiện trong nhiều bộ phim nổi tiếng

    timer18/05/2020

    Với tuổi đời lên đến hơn 100 năm và mang nhiều giá trị văn hóa – lịch sử lâu đời, nhà cổ Bình Thủy không những là một trong số những ngôi nhà cổ thu hút được nhiều du khách đến tham quan ở Cần Thơ, mà còn được dùng làm bối cảnh của nhiều bộ phim nổi tiếng.

    Chuyện ly kỳ ở miền Tây: Bà lão trăm tuổi biết trước ngày giờ ‘khuất núi‘; Bí ẩn ngôi mộ cổ tương truyền có vàng

    Chuyện ly kỳ ở miền Tây: Bà lão trăm tuổi biết trước ngày giờ ‘khuất núi‘; Bí ẩn ngôi mộ cổ tương truyền có vàng

    timer18/05/2020

    Những ngôi mộ cổ ở huyện Chợ Lách (Bến Tre) tương truyền có vàng hay bà lão sống trăm tuổi ở huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre, quanh năm không tắm, biết trước được ngày giờ mình chết... là một trong những câu chuyện khiến rất nhiều người tò mò muốn biết ở xứ dừa.